Maltodextrin là một loại tinh bột có màu trắng, được các nhà sản xuất thêm vào nhiều loại thực phẩm để cải thiện hương vị, gia tăng kết cấu, tăng độ dày và kéo dài thời gian sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích và mối nguy hiểm của maltodextrin và những loại thực phẩm nào có chứa thành phần này trong bài viết dưới đây nhé!
Maltodextrin là một loại tinh bột (carbohydrate) có nguồn gốc từ các loại tinh bột tự nhiên như tinh bột ngô, gạo, khoai tây hoặc lúa mì.... Loại tinh bột này cũng là một thành phần phổ biến trong thực phẩm đóng gói như bánh ngọt, kẹo và nước ngọt. Khi nó xuất hiện, nó thường sẽ có trên các nhãn thực phẩm. Nhiều người cho rằng maltodextrin gây hại cho sức khỏe của họ.
Mặc dù nó có nguồn gốc từ thực vật nhưng nó được chế biến rất kỹ. Đầu tiên, người ta nấu chín tinh bột, sau đó các axit hoặc enzym như alpha-amylase của vi khuẩn bền nhiệt được thêm vào để phá vỡ nó thành những mảnh nhỏ hơn nữa. Bột màu trắng tạo thành có khả năng hòa tan trong nước và có vị trung tính.
Maltodextrin có mối liên quan chặt chẽ đến chất rắn siro ngô (corn syrup solids), với một điểm khác biệt chính là về hàm lượng đường trong trong mỗi mỗi chất của chúng. Cả hai đều phải trải qua quá trình thủy phân, một quá trình hóa học liên quan đến việc bổ sung nước để hỗ trợ quá trình phân hủy.
Tuy nhiên, sau khi thủy phân, chất rắn xi-rô ngô chứa ít nhất 20 phần trăm đường, trong khi maltodextrin chứa ít hơn 20 phần trăm đường.
Giá trị dinh dưỡng của maltodextrin là gì?
Maltodextrin có khoảng 4 calo mỗi gam - cùng lượng calo với đường sucrose , hoặc đường ăn.
Giống như đường, cơ thể của bạn có khả năng tiêu hóa maltodextrin một cách nhanh chóng, vì vậy nó rất hữu ích nếu bạn cần tăng cường calo và năng lượng nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ số GI của maltodextrin còn cao hơn cả đường ăn và dao động từ 106 - 136. Điều này có nghĩa là nó có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn lên rất nhanh.
Vì sao maltodextrin lại có trong thức ăn của bạn?
Maltodextrin thường được dùng làm chất làm đặc hoặc chất độn để tăng khối lượng thực phẩm chế biến. Nó cũng là một chất bảo quản giúp tăng thời hạn sử dụng của các thực phẩm đóng gói.
Nó không tốn kém và dễ sản xuất, vì thế mà nó rất hữu ích cho các sản phẩm làm đặc như bánh pudding và gelatins ăn liền, nước sốt và nước sốt salad. Nó cũng có thể được kết hợp với chất làm ngọt nhân tạo để làm ngọt các sản phẩm, chẳng hạn như trái cây đóng hộp, món tráng miệng và đồ uống dạng bột.
Nó thậm chí còn được sử dụng như một chất làm đặc trong các mặt hàng chăm sóc cá nhân như kem dưỡng da và những sản phẩm chăm sóc tóc.